Bạn đã bao giờ giật mình vì tiếng nghiến răng của người bên cạnh? Rất khó chịu đúng không nào? Bên cạnh đó, người bị tật nghiến răng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Đầu tiên là tổn hại men răng, sau đó kéo theo tình trạng lệch khớp cắn,… Một số người băn khoăn không biết bị nghiến răng có niềng được không? Các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể vấn đề dưới đây nhé.
Mục lục
Giải đáp cụ thể bệnh nghiến răng là gì?
Bệnh nghiến răng hay tật nghiến răng được định nghĩa là: “Hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến răng cùng sự giằng và đẩy của hàm dưới”. Hoạt động này có thể tạo ra âm thanh ken két hoặc không.
Nghiến răng thường xuất hiện lúc ngủ ở cả người lớn và trẻ em. Có hai hình thức thường gặp của bệnh nghiến răng:
- Nghiến răng trong tình trạng có nhận thức
- Nghiến răng trong tình trạng vô thức (điển hình là khi ngủ)
Với nghiến răng trong tình trạng có nhận thức, nguyên nhân thường xuất phát từ cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, stress, căng thẳng kéo dài,… Còn nghiến răng trong vô thức cũng có nguyên nhân tương tự, chỉ khác là bạn không thể nhận biết mình đang thực hiện hành vi này.
Nghiến răng dù trong trạng thái nào đều không thực hiện chức năng của hệ thống nhai, có thể gây ra các chấn thương khớp cắn. Từ đó ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Các nguyên nhân chính gây ra tật nghiến răng
Trường hợp bị nghiến răng đều xuất phát từ trạng thái căng thẳng, stress khi cơ thể bạn muốn giải tỏa. Một số do tình trạng răng bị khấp khểnh hay rối loạn khớp cắn. Những nguyên nhân cụ thể sẽ được giải thích dưới đây.
– Yếu tố tâm lý xã hội
Cuộc sống hối hả, công việc áp lực đang đè nặng lên tinh thần của nhiều người. Ban ngày đã quá mệt mỏi nên ban đêm ngủ nghiến răng cũng có thể xảy ra. Theo lý giải của khoa học, căng thẳng đi kèm với lo âu, sự kìm nén kích hoạt các hoạt động của não bộ. Từ đó tăng kích thích thần kinh, gây ra tất cả các phản ứng của tật nghiến răng.
- Về tính cách: Những người mạnh mẽ, dễ kích động có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Về tuổi tác: Nghiến răng thường gặp ở tuổi trẻ và thường biến mất khi lớn hơn.
– Yếu tố di truyền
Những người trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ đang hoặc từng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ có thể truyền lại co con cháu ở mức độ nhất định. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh trước đây.
– Các loại thuốc và chất kích thích
Tác dụng phụ của các loại thuốc, thuốc gây nghiện có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng. Ví dụ như: thuốc chủ vận và đối kháng dopamine, thuốc chống trầm cảm, rượu,…
– Yếu tố tại chỗ
Bạn đã từng nghe đến “cản trở cắn khớp” chưa? Nó cản trở đường đi của quá trình nhai bình thường ở một răng hay một nhóm răng. Ví dụ, khi răng khôn hàm trên mất đi, răng khôn hàm dưới mọc trồi. Lúc cắn lại, hàm dưới phải đưa ra trước nhiều hơn để đóng hàm. Điều này làm sai lệch vận động hàm bình thường.
– Yếu tố toàn thân
- Do dị ứng: nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa hay dị ứng thức ăn. Đây là những nguyên nhân có thể của nghiến răng trầm trọng ở trẻ em (Marks, 1980).
- Do rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết là yếu tố gây ra bệnh phổ biến ở trẻ em hơn người lớn
- Tình trạng thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có ảnh hưởng đến bệnh
- Các rối loạn thần kinh trung ương có thể liên quan đến bệnh: chứng bại não, động kinh, bệnh Huntington, bệnh Leigh, stress sau chấn thương,…
– Yếu tố nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp có thể khiến bạn phải nghiến răng hoặc cắn chặt răng. Ví dụ như: nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi, công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức,… Lâu dài những thói quen này đều không tốt cho hàm răng của bạn.
– Yếu tố bản năng
Một số nghiên cứu cho rằng nghiến răng thuộc về bản năng, là hoạt động tập tính của loài có vú với mục đích duy trì sự sắc bén của hàm răng.
Hậu quả của tật nghiến răng có nghiêm trọng không?
Chắc hẳn bạn đã từng nghiến răng ít nhất một lần, thậm chí còn nghiến răng trong lúc ngủ mà không biết. Nếu tình trạng này không lặp lại nhiều lần thì bạn không cần phải điều trị hay sử dụng thuốc.
Tuy nhiên nếu nghiến răng thành thói quen, thành tật khó bỏ thì hậu quả tương đối nghiêm trọng. Nghiến răng trong thời gian dài làm cho các cơ hàm bị co thắt mạnh gây đau cơ, đau đầu, mỏi cổ. Sau đó tổn thương đến răng và hàm rồi trở thành nguyên nhân dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
Nghiến răng làm men răng trở nên yếu đi. Răng dễ mẻ, thậm chí là vỡ. Hành động nghiến chặt cả hai hàm còn gây áp lực lên khớp thái dương hàm – Điểm nối giữa hàm dưới với phần xương đầu của bạn. Điều này dẫn tới những cơn đau đầu kéo dài.
Nếu mắc tật nghiến răng mà không điều trị sớm thì hậu quả sẽ là:
- Men răng bị tổn thương khiến răng ngày càng yếu đi, răng nhạy cảm và dễ gãy vỡ
- Gây rối loạn khớp cắn
- Gây áp lực lên khớp thái dương dẫn tới tình trạng đau khớp, đau phần cơ của khuôn mặt
- Gây đau đầu kéo dài, cơn đau tập trung ở phần thái dương
- Gây đau nhức phần tai dai dẳng
- Ảnh hưởng đến phần cơ làm giảm chức năng cắn và nhai thức ăn
Cũng bởi bệnh nghiến răng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cả răng, lợi đến thái dương nên nhiều người băn khoăn: Bị nghiến răng có niềng được không?
Đọc thêm: Răng yếu có niềng được không?
Bị nghiến răng có niềng được không?
Nếu bạn nghiến răng do khớp cắn bất thường, niềng răng có thể là một cách để giúp giảm bớt hoặc loại bỏ tình trạng nghiến răng.
Trong những ngày đầu đeo niềng răng, tình trạng nghiến răng có thể trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn lo lắng về mức độ nghiêm trọng của tật nghiến răng và lo lắng nó có thể làm hỏng mắc cài hay khay niềng trong suốt thì hãy trao đổi với bác sĩ chỉnh nha.
Bác sĩ có thể can thiệp và dùng thêm các khí cụ hỗ trợ để bạn giảm bớt cảm giác khó chịu trong đêm lúc nghiến răng. Ngoài ra, đối với khay niềng trong suốt, nó có thể bị mài mòn nếu bạn nghiến răng, tuy vậy bạn sẽ cần thay khay niềng mới sau mỗi 2 tuần, nên vấn đề này không đáng ngại.
Có thể bạn quan tâm: Loại niềng răng nào tốt nhất?
Những lưu ý khi niềng răng trong thời gian nghiến răng
Để quá trình niềng răng diễn ra an toàn, nhanh chóng, thuận lợi nhất và ngăn ngừa tối đa tình trạng nghiến răng, bạn nên lưu ý vài điều dưới đây.
– Các giai đoạn niềng răng, bạn cần giữ tinh thần thoải mái nhất, hạn chế căng thẳng và lo âu. Như đã trình bày ở trên, stress chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nghiến răng. Bạn nên khắc phục điều này trước tiên.
Hỏi đáp: Khi niềng, nên ngủ ở tư thế nào?
– Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích như trà, café, rượu, bia hay hút thuốc lá vì chúng có thể khiến tinh thần của bạn bị căng thẳng, gây nghiến răng khi niềng.
– Nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tránh ăn thực phẩm quá cứng, rắn, quá nóng hay quá lạnh vì dễ ảnh hưởng đến khí cụ. Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, mềm một chút, các loại thịt hay hải sản phải được hầm nhừ hoặc nghiền nhuyễn,…
– Chú ý quá trình chăm sóc răng miệng cẩn thận. Mua bàn chải đánh răng chuyên dụng cho người niềng răng. Đánh răng đúng kỹ thuật và tỉ mỉ. Mua thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước và nước súc miệng để làm sạch toàn bộ vụn thức ăn, mảng bám còn thừa trên răng.
– Khám răng định kỳ theo đúng lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh lại khí cụ chỉnh nha. Ngoài ra còn giúp đánh giá tình trạng nghiến răng hiện tại như thế nào. Khi đó bác sĩ lên phương án khắc phục kịp thời.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Bài đọc tiếp theo:
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page